Uống nhiều nước cốt dâu tằm có tốt không?
Nước cốt dâu tằm là một loại nước uống tự nhiên được nhiều người yêu thích nhờ hương vị đậm đà, thanh mát, cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: uống nhiều nước cốt dâu tằm có tốt hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để làm rõ câu trả lời này.
1. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tằm

So với các loại quả trong họ quả mọng, quả dâu tằm có hàm lượng protein khá cao.
Có hai loại dâu ta thường gặp là dâu lưu niên và dâu tằm, tuy nơi sẽ có tên gọi khác nhau. Cách phân biệt hai loại này như sau: Dâu tằm có quả ít và nhỏ, nhiều lá, vị chua. Dâu lưu niên (dâu Tàu) có quả nhiều, to, đỏ hay tím mọng, ngọt.
Trong quả dâu tằm sấy khô chứa 70% carbs, 12% protein, 14% chất xơ và 3% chất béo. So với các loại quả trong họ quả mọng, quả dâu tằm có hàm lượng protein khá cao.
Trong 100g trái dâu tằm tươi sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo: 43;
- Nước: 88%;
- Protein: 1,4 gram;
- Carbs: 9,8 gram;
- Đường: 8.1. gam;
- Chất xơ: 1,7 gram;
- Chất béo: 0,4 gram.
2. Công dụng của quả dâu tằm đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu uống nước dâu tằm lúc nào là tốt nhất, bạn nên hiểu rõ những công dụng của quả dâu tằm. Đây không những là món trái cây ngon miệng mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm:
2.1. Cải thiện hệ tiêu hóa
Quả dâu tằm chứa hàm lượng chất xơ phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và thúc đẩy thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa trơn tru hơn, giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng, táo bón.
2.2. Giảm cholesterol, tốt cho tim
Nồng độ cholesterol trong máu tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn trái dâu tằm đều đặn là giải pháp tốt để giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, dâu tằm còn chức chất xơ, chất chống oxy hóa, polyphenol và hàm lượng flavonoid giúp duy trì lưu lượng máu ổn định, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
2.3. Hạ chỉ số đường huyết
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs. Hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) trong dâu tằm có khả năng ức chế một loại enzyme phá vỡ carbs. Do vậy, loại quả này làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
2.4. Hỗ trợ giảm cân
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp duy trì cân nặng hợp lý. Những người ăn kiêng thường dùng trái dâu tằm sẽ giảm được đến 10% tổng trọng lượng cơ thể của họ trong gần ba tháng, đặc biệt giảm mạnh lượng mỡ thừa vùng eo và đùi.

Những người ăn kiêng dùng quả dâu tằm để giảm 10% tổng trọng lượng cơ thể.
2.5. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Loại quả mọng này rất giàu chất phytonutrients và chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào khối u. Hợp chất anthocyanin và resveratrol trong dâu tằm giúp ức chế cũng như kiểm soát tế bào ung thư, chẳng hạn như ung thư da, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến giáp.
2.6. Tăng cường tuần hoàn máu
Để cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, làm sạch máu và kiểm soát huyết áp, hãy uống nước dâu tằm. Các chất chống oxy hóa trong quả dâu tằm giữ cho các mạch máu dẻo dai và giãn nở, giúp quá trình kiểm soát huyết áp diễn ra hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, quả dâu tằm rất giàu chất sắt, có tác dụng sản xuất các tế bào hồng cầu.
2.7. Quả dâu tằm tốt cho mắt
Quả dâu tằm bảo vệ mắt chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc và làm mất thị lực. Zeaxanthin trong quả dâu tằm giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Ngoài ra, chất carotenoid còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
2.8. Tăng hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm
Loại quả mọng này cũng chứa vitamin C giúp tăng cường miễn dịch. Nhờ vào các khoáng chất tốt, quả dâu tằm sẽ hoạt động như một chất diệt khuẩn nhằm điều trị và phòng ngừa cúm và cảm lạnh.

Tăng hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm.
2.9. Xây dựng mô xương
Dâu tằm chứa canxi, vitamin K và sắt giúp xây dựng và duy trì các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp làm chậm sự thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn xương như viêm khớp, loãng xương…
2.10. Ngăn ngừa lão hóa
Quả dâu tằm không những tốt cho sức khỏe mà còn có ích trong việc làm đẹp vì có chứa resveratrol, giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Loại dâu này cũng dồi dào chất chống oxy hóa như beta-carotene giúp chống lão hóa hiệu quả, giữ cho làn da luôn khỏe và hạn chế nếp nhăn xuất hiện nhờ vào khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại.
3. Uống nhiều nước cốt dâu tằm có tốt không?
Mặc dù nước cốt dâu tằm mang lại nhiều lợi ích, việc uống quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn:
3.1. Ảnh hưởng chức năng của thận

Người suy thận mãn tính không nên ăn dâu tằm.
Dâu tằm cũng chứa nhiều kali, chất không thể thiếu cho hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng nồng độ kali cao có thể dẫn đến mất nước, chảy máu trong và gây mệt mỏi, tê, buồn nôn, đau ngực, rối loạn nhịp tim và đánh trống ngực. Do đó, những người bị suy thận mãn tính phải hạn chế hoặc thậm chí tránh ăn dâu tằm.
3.2. Cản trở sự hấp thu carbohydrate
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ báo cáo rằng các chất chiết xuất từ trà (bao gồm cả dâu tằm) dẫn đến tình trạng kém hấp thu carbohydrate.
Đặc tính này của dâu tằm có thể cản trở sự hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng và dẫn đến những tác động có hại cho cơ thể.
3.3. Một số tác dụng phụ khác
- Tăng nguy cơ tăng đường huyết: Nước cốt dâu tằm chứa lượng đường tự nhiên cao. Uống nhiều có thể gây tăng đường huyết, đặc biệt ở những người bị tiểu đường học có nguy cơ kháng insulin.
- Tăng nguy cơ tăng cân: Lượng calo cao trong nước cốt dâu tằm có thể góp phần làm tăng cân nếu uống quá nhiều mà không kèm theo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Gây khó chịu ở dạ dày: Hàm lượng acid cao trong dâu tằm có thể gây khó chịu ở những người mắc các bệnh dạ dày như viêm loét hoặc trào ngược dạ dày-thực quản.
- Tác dụng phụ do chất phụ gia: Một số loại nước cốt dâu tằm đóng chai có thể chứa chất bảo quản hoặc đường tinh luyện, làm giảm lợi ích sức khỏe và gây ảnh hưởng tiêu cực.
4. Uống nước dâu tằm lúc nào là tốt nhất?
Nước dâu tằm ngâm không chỉ là một loại nước giải khát ngon lành, mát mẻ mà còn được sử dụng như một loại thuốc giúp bồi bổ cơ thể, sáng mắt, kích thích ăn ngon ngủ tốt. Bạn hãy dựa vào mục đích chữa bệnh mà có cách uống nước dâu tằm phù hợp.

Uống nước dâu tằm lúc nào là tốt nhất để có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả?
4.1. Giải khát và chữa táo bón
- Để thanh nhiệt, giải khát, hãy uống 2 ly nước dâu tằm/ngày, vào lúc sáng và tối.
- Để trị căn bệnh táo bón, hãy uống 3 ly nước dâu/ngày, vào lúc sáng, trưa và tối vì trong nước dâu chứa hàm lượng vitamin C.
4.2. Ăn, ngủ ngon, tăng cường sức khỏe
- Để kích thích tiêu hóa, giúp ngon miệng, cải thiện sức khỏe, hãy uống 1 – 2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn.
- Để ngủ ngon, ngủ say và sâu giấc hơn, sau bữa tối, hãy uống một ly nước dâu.
4.3. Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp
Để chữa được chứng nhức mỏi cơ ở người cao tuổi, hoặc người bị các bệnh lý xương khớp, khớp, hãy uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối.
4.4. Lưu thông máu huyết, kinh nguyệt đều đặn
Phụ nữ uống mỗi ngày 2 ly nước dâu tằm vào buổi sáng và trưa, liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…
5. Kết luận
Nước cốt dâu tằm là một loại thức uống bổ dưỡng và ngon miệng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều có thể gây tác hại, vì vậy nên duy trì lề lượng dùng hợp lý để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hãy lựa chọn nước cốt dâu tằm tự nhiên và chất lượng cao để tận hưởng hương vị tuyệt vời của loại đồ uống này.
Liên hệ đặt hàng/đại lý/giá sỉ tốt nhất hiện nay!